Mô tả
Bạch quả hay còn gọi là quả ngân hạnh tiếng Anh gọi là Ginkgo hay Gingko, chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường.
Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế và mạch đới, có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các chứng ho lâu ngày, ho đàm, đi tiểu lắt nhắt... Bạch quả có thể dùng trong các bài thuốc, hay các món ăn thực dưỡng, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt.
BẠCH QUẢ TƯƠI CÓ MÙI TỰ NHIÊN ĐẶC TRƯNG NHƯ MÙI BƠ KHÉT
CÔNG DỤNG
Tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu
Ngăn ngừa lão hóa, cải thiện làn da
Tăng cường thị giác
Tăng cường sinh lý
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cách 1: Rửa bạch quả tươi nhiều lần, luộc nguyên vỏ trong nước đun sôi 15 phút, tráng lại nước lạnh, vớt lên để ráo, kẹp nứt hạt, sau đó rang với muối hạt to thật nhỏ lửa (rang muối khô trước lúc cho hạt vào chảo).
Cách 2: Rửa sạch nhiều lần , tách bỏ 2 lần vỏ, lấy hạt bên trong luộc 15 phút vớt lên tráng nước lạnh, dùng chế biến trong nhiều món ăn chay, xào ngũ sắc, nấu chè, làm bánh, tần thuốc bắc, nấu canh bổ dưỡng.
Dùng bạch quả ngay sau khi chế biến để thưởng thức hương vị tươi ngon, béo, bùi của hạt .
BẢO QUẢN: Bạch tươi nên được bảo quản ngăn đông tủ lạnh, sử dụng trong vòng 12 tháng
LƯU Ý
KHÔNG ăn hạt bạch quả sống
KHÔNG ăn quá 50gr / ngày (khoảng 20 hạt)
KHÔNG lưu trữ hạt đã chế biến lâu ngày, khi ăn hạt sẽ bị cứng sượng, mất vị bùi thơm. Bạch quả tươi nên được bọc kín, để ngăn đông riêng biệt với thực phẩm khác
KHÔNG dùng bạch quả cho các trường hợp sau:
- Người có tiền sử bệnh tiểu đường, động kinh, các vấn đề về khả năng sinh sản
- Người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu, Aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống co giật
- Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Các bệnh lý khác đang dùng thuốc điều trị nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bạch