Tết Nguyên Đán hay còn được biết đến là ngày Tết cổ truyền và là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam. Dù là một nét văn hóa truyền thống của văn hóa Việt nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục cần làm trong ngày Tết quan trọng này. Hãy cùng Vitaminhouse tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa phong tục ngày Tết Nguyên Đán qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục ngày Tết cổ truyền
Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Đán
Ở Việt Nam, ngày Tết Nguyên Đán được người dân ưu ái đặt cho nhiều cái tên khác như như Tết cổ truyền, Tết âm lịch hay đôi khi được gọi là Tết ta. Tên gọi Tết Nguyên Đán có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Hán trong đó từ “ Tết” được ông bà ta việt hóa từ từ “ Tiết”, từ “ Nguyên” mang ý nghĩa sự khởi đầu, từ “ Đán” mang ý nghĩa là buổi sáng sớm. Như vậy, từ Tết Nguyên Đán có ý nghĩa là buổi sớm mai của đầu năm mới.
Theo ảnh hưởng của lịch âm và nét văn hóa Đông Á nên ngày Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Trong nét văn hóa Đông Á chủ yếu liên quan đến nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nên người dân phân chia thời gian thành 24 tiết khí khác nhau trong một năm, tiết khí quan trọng nhất chính tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác, tức là Tiết Nguyên Đán hay còn được người dân gọi là Tết Nguyên Đán.
Khi nhắc đến lịch sử của ngày Tết Nguyên Đán thì đây luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Đa số các thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử của Việt Nam đã tìm ra một số bằng chứng có thể chứng minh Tết Nguyên Đán vốn đã là ngày Tết của người Việt cổ như về sự tích “ Bánh chưng bánh dày”, nội dung câu truyện đã cho chúng ta thấy rằng phong tục làm bánh chưng bánh dày và ngày Tết đã xuất hiện từ thời Vua Hùng, tức là trước cả thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Tóm lại, Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền quan trọng của người dân Việt Nam và trong thời kì Bắc thuộc thì ngày Tết này đã vô tình chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Quốc dẫn đến sự giống nhau trong một số phong tục ngày Tết và gây nên sự nhầm lẫn về nguồn gốc của nó.
Xem thêm: Mách bạn cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết theo 3 miền Bắc – Trung – Nam
Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Đán
Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam
Khi nhắc về ngày Tết Nguyên Đán thì hầu hết người dân Việt Nam đều nói rằng đây là ngày giao hòa giữa trời đất, giữa con người và thần linh. Chính vì vậy mà trong dịp Tết mọi người đều chuẩn bị đầy đủ các mâm cúng với hy vọng những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị thần linh nghe thấy và ban phước lành. Ngày Tết còn là dịp quan trọng để tưởng nhớ đến các vị thần có liên quan đến mùa màng như thần đất, thần mưa, thần sấm, thần nước,…
Bên cạnh đó, vào mỗi dịp Tết đến xuân về không phải tự nhiên mà ai ai cũng truyền tai nhau câu nói “ Về nhà ăn Tết”. Ngày Tết là dịp đặc biệt để tất cả các thành viên trong gia đình trở về bên nhau, cùng nhau chào đón một năm mới đến, cùng kể cho nhau nghe những chuyện đã qua trong năm cũ và những dự định trong năm mới. Đặc biệt, vào ngày Tết Nguyên Đán mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất như một cách trao đi điều may mắn đến người thân, bạn bè.
Ngày Tết Nguyên Đán còn được xem là dịp để con cháu trong gia đình kính nhớ ông bà, tổ tiên. Vào ngày 30 Tết hằng năm, nhiều gia đình Việt có thói quen đi tảo mộ, thắp nén nhang để mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu, đây còn là một hành động vô cùng ý nghĩa nhằm thể hiện truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đồng thời vào đêm 30 Tết nhà nhà đều chuẩn bị những mâm cúng trên bàn thờ để thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn đến các bậc tiền bối trong gia đình.
Ngày Tết Nguyên Đán còn mang ý nghĩa là ngày rước tài lộc, ngày mà Thần Tài đến gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự sung túc, thịnh vượng. Do đó mà nhiều gia đình có thói quen mở cửa suốt đêm giao thừa để hy vọng tiền tài đến trong năm mới, lâu dần đây đã trở thành một nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt.
Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam
Xem thêm: Bật mí những món quà Tết 2022 ý nghĩa và ấn tượng nhất dành cho nhân viên
Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền
Cúng ông Táo, ông Công
Một trong những phong tục ý nghĩa trong ngày Tết Nguyên Đán đó chính là cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Ông Công, ông Táo được xem là những vị thần cai quản trong gia đình và đến ngày 23 tháng Chạp thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong năm qua. Từ đó, Ngọc Hoàng sẽ quyết định khen hay phạt gia chủ. Chính vì lý do này mà hầu hết mọi gia đình đều làm lễ long trọng để tiễn ông Táo về trời để ông có thể nói những điều tốt đẹp về gia đình mình và từ đó ban bình an, tài lộc trong năm mới.
Vào ngày này, mọi người sẽ sắm sửa giấy tiền, nhang đèn, hoa tươi, mâm ngũ quả, bộ mũ áo quan và đặc biệt là cá chép vàng để sau khi cúng xong, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép với hy vọng cá chép sẽ đưa ông Táo về trời bình an, hành động này còn mang ý nghĩa phóng sinh, làm việc thiện dịp đầu năm.
Lau dọn nhà cửa
Theo phong tục ngày Tết thì việc lau dọn nhà cửa sạch sẽ vào những ngày cuối năm là vô cùng quan trọng, cần thiết. Đây còn là việc mang ý nghĩa sắp xếp những điều chưa tốt, những điều không thuận lợi trong năm cũ và tạo nên một diện mạo mới cho ngôi nhà của mình thật sạch sẽ, tươm tất để sẵn sàng chào đón một năm mới đến với mọi điều an lành, may mắn, tốt đẹp nhất.
Gói bánh chưng, bánh tét
Gói bánh chưng, bánh tét từ lâu đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng, bánh tét còn mang ý nghĩa về sự sung túc, no đủ và đây sẽ là món quà ý nghĩa mà bạn có thể dành gửi tặng cho người thân, bạn bè dịp Tết đến. Vào đêm 28 – 29 Tết nhiều gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng trọ chuyện, gói bánh và thức cùng nhau cả đêm để canh bánh chín.
Gói bánh chưng, bánh tét
Cúng tất niên
Vào ngày Tết cổ truyền thì việc cúng tất niên là nghi lễ vô cùng quan trọng không thể thiếu. Đêm 30 hay còn gọi là đêm giao thừa hằng năm mọi gia đình đều sẽ chuẩn bị những mâm cơm cúng thật tươm tất, đầy đủ để thắp hương mời thần linh, ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây còn là việc ý nghĩa để tiễn đưa năm cũ và chào đón một năm mới với mọi điều tốt lành nhất.
Đón giao thừa
Giao thừa được xem là khoảnh khắc mà nhiều người mong chờ nhất trong ngày Tết, đây được xem là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong đêm giao thừa sẽ thường diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như bắn pháo hoa, lì xì, ca múa nhạc, đi chùa hái lộc hay xông đất,…
Xem thêm: Gợi ý 5 loại trái cây cho Mâm Ngũ Quả cho Tết 2021
Chúc Tết đầu năm
Vào ngày mùng 1 Tết hằng năm thì tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, tụ họp bên nhau và sẽ gửi cho nhau những lời chúc Tết ý nghĩa nhất đến các đấng sinh thành, đến họ hàng, anh chị em. Bên cạnh đó, mọi người còn sẽ mừng tuổi nhau bằng những phong bao lì xì đỏ, mừng tuổi được xem là cách thể hiện sự “ Kính trên nhường dưới” của dân tộc Việt, thể hiện sự biết ơn, kính trọng đến ông bà, cha mẹ cũng như cầu mong mọi điều an lành, may mắn đến với họ.
Trên đây, Vitaminhouse đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị, bổ ích về ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như những phong tục quan trọng trong ngày Tết cổ truyền để từ đó có thể chuẩn bị cho một dịp Tết Nguyên Đán 2022 sắp đến thật ý nghĩa bên những người thân yêu.
Một số thông tin hữu ích dành cho bạn: