Tết là dịp để mọi người có cơ hội trở về đoàn tụ cùng gia đình sau một năm dài xa nhà và cùng nhau chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn với những món ăn đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Và trên dải đất hình chữ S của chúng ta, mỗi vùng miền lại có những nét riêng phong tục, món ăn truyền thống riêng trên mâm cơm. Hãy cùng Vitamin House tìm hiểu những món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu ở trong bài viết này nhé!
Những món ăn truyền thống ngày Tết của người dân Việt Nam
Mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam rất đa dạng, và mỗi món ăn lại có những ý nghĩa riêng.
Bánh chưng, bánh tét
Từ xưa, dân gian Việt Nam có câu “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, và đến nay món bánh chưng, bánh tét vẫn được mọi người giữ lại như một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
Bánh chưng ngon ngày Tết
Có thể nói bánh chưng là một trong các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu, mang một ý nghĩa rất đặc biệt trong thời điểm chào đón năm mới. Bánh thường được làm từ loại nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và gói bằng lá dong thành một hình vuông rất đẹp. Sau đó, bánh sẽ được luộc trong khoảng 8 -10 tiếng đến lúc chín. Khi thưởng thức, mọi người có thể cảm nhận được độ dẻo, mùi thơm của gạo nếp và màu xanh đặc trưng của lá dong.
Trong khi đó, bánh tét là sự hội tụ của đất và trời. Khác với bánh chưng, lá chuối được dùng để gói bánh tét. Nhìn chung, thành phần nguyên liệu cũng giống như bánh chưng nhưng được gói thành hình trụ dài giúp bánh ngon và dễ luộc hơn.
Xôi gấc
Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc lứa đôi nên để có một năm mới suôn sẻ, gặp nhiều điều may, gia đình nào cũng chuẩn bị một đĩa xôi gấc lên mâm cơm.
Được làm từ gạo nếp ngon trộn lẫn với gấc tươi, sau khi được hấp chín, chúng ta sẽ có một đĩa xôi gấc vừa đẹp mắt lại cực kỳ hấp dẫn. Một đĩa xôi gấc đỏ tươi sẽ khiến mâm cơm thêm tròn đầy, đượm màu sắc và nguồn vitamin A tốt cho cả gia đình.
Xôi gấc màu sắc may mắn
Dưa hành
Bên cạnh bánh chưng và thịt mỡ, dưa hành cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Dưa hành rất thích hợp để ăn kèm với các món khác, mà không có cảm giác bị ngấy ngay cả khi kết hợp với đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi vậy, món ăn này có mặt trên mâm cỗ Tết ở hầu hết các gia đình Việt. Vị hăng, cay nhưng không hề khó chịu của món dưa hành sẽ khiến bạn thấy thích thú khi nếm thử chúng.
Xem thêm: Gợi ý 8 loại bánh kẹo ngon cho ngày Tết mà bạn không thể bỏ qua
Chả lụa
Chả lụa là món ăn vừa phổ biến lại vừa sang trọng, một hình ảnh rất quen thuộc trên mâm cơm vào dịp Tết. Được làm từ hai nguyên liệu chính là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn pha thêm một chút nước mắm ngon, sau đó bọc lại bằng lá chuối thành một hình trụ tròn trước khi đem đi luộc chín. Chả lụa mềm, thơm không chỉ thu hút trẻ con mà ngay cả người lớn cũng phải ngây ngất với hương vị thơm ngon của món ăn này.
Chả lụa thơm ngon dịp Tết tròn đầy
Nem rán
Tuy là món ăn bình dân, nhưng nguyên liệu để làm nem rán lại khá cầu kỳ và phức tạp, từ đó tạo nên một hương vị riêng mà không phải món ăn nào cũng có. Đúng là không thể phủ nhận khi đây được mệnh danh là “quốc hồn quốc túy” của người Việt Nam.
Nếu bên ngoài là màu vàng óng đẹp mắt thì người dùng lại càng thích thú hơn với lớp thịt, mộc nhĩ, rau củ và giá ở bên trong thơm lừng đủ hương vị.
Gà luộc
Trong quan niệm người Việt Nam, gà là con vật tượng trưng cho sự may mắn, khởi sắc trong năm mới. Chính vì điều này, gà luộc trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Mọi người thường lựa chọn những con gà ngon nhất, làm sạch rồi luộc chín với nhiều gia vị như tiêu, hoa hồi, gừng. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà kết hợp với lá chanh và muối chanh ớt tạo nên một hương vị đặc trưng rất khó quên.
Món gà luộc không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết
Canh măng khô
Canh măng khô là hình ảnh không thể thiếu trên mâm cơm Tết, đặc biệt là người miền Bắc mỗi dịp Xuân về. Món canh này dần trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nếu thiếu món này, dường như cái Tết không còn được trọn vẹn nữa. Chỉ cần chút nước xương thả măng khô vào, bạn đã có một món canh không hề gây ngấy mà còn thơm đượm hương vị Tết.
Thịt kho tàu
Ngoài những món ăn trên, thịt kho tàu cũng góp mặt trong danh sách những món ăn truyền thống trên mâm cơm ngày Tết không thể bỏ qua. Chỉ cần ngửi thấy hương thơm béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho mềm, màu nâu sóng sánh bắt mắt là đã thấy Tết kề bên rồi. Bữa cơm gia đình bạn sẽ càng thêm ấm cúng hơn.
Xem thêm: Tại sao quà tết ngoại nhập trở thành xu hướng mới trong năm 2022?
Ý nghĩa của các món ăn truyền thống ngày Tết
Mâm cỗ ngày Tết sung túc
Mỗi miền trên mảnh đất Việt Nam sẽ chuẩn bị những mâm cơm Tết mang đặc trưng riêng của từng vùng, nhưng chúng đều mang những ý nghĩa đặc biệt.
Trước hết, dịp Tết là lúc mọi người được trở về đoàn tụ với gia đình của mình, chính vì vậy, các món ăn có trên mâm cơm ngày Tết thể hiện cho sự sum vầy, đủ đầy. Những món ăn này được ví như linh hồn của ngày Tết và có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực Việt Nam từ thời cha ông ta. Do vậy, việc chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ món ăn cũng tượng trưng cho sự biết ơn, lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất. Bên cạnh đó, chúng cũng mang niềm hy vọng của người dân về một năm mới nhiều may mắn, giàu sang, sung túc và bình an.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau điểm lại những món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt Nam mỗi dịp xuân về. Mỗi miền có một nét đặc trưng riêng, nhưng mỗi món ăn trên mâm cơm lại thể hiện cho sự sum họp, lòng thành kính và niềm hy vọng. Chính vì vậy, các gia đình thường cố gắng chuẩn bị sao cho đầy đủ món ăn. Với bài viết trên đây, Vitamin House cũng muốn gửi gắm những lời chúc cho mọi nhà có một cái Tết vui vẻ, tuyệt vời, thật nhiều tiếng cười.
Một số thông tin hữu ích dành cho bạn: